IETF là gì?

IETF là gì? Chúng có chức năng ra sao? Và cơ chế hoạt động như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ các thông tin về tổ chức này nhé!

Tổng quan về IETF là gì?

IETF là gì?

IETF là từ viết tắt của cụm từ Internet Engineering Task Force. Và được dịch ra tiếng Việt với nghĩa là nhóm đặc trách kỹ thuật Internet.

Khi bắt đầu IETF là một hoạt động được Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ hỗ trợ. Cho đến năm 1993, IETF hoạt động dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Internet ISOC. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận dựa trên thành viên quốc tế.

IETF thuộc một nhánh của IAB và là một tổ chức mở đặc biệt với hơn 80 nhóm làm việc nhiệm vụ chuyên biệt. Cùng với đó các chuẩn của IETF tồn tại dưới dạng RFC (Request for Comments).

Nhiệm vụ của IETF là gì?

IETF được thành lập ra với chức năng chính là nghiên cứu, xúc tiến phát triển và quyết định các tiêu chuẩn dùng trong Internet.

Hơn nữa, tổ chức này cũng có quan hệ hợp tác gần gũi với các tổ chức tiêu chuẩn W3C và ISO/IEC.

Cụ thể là: xử lý bộ giao thức Internet và các tiêu chuẩn TCP/IP.

Thành viên thuộc tổ chức IETF?

Biết đến IEFT là một tổ chức mở, tổ chức tiêu chuẩn tình nguyện vì vậy tất cả những người tham gia và quản lý đều là tình nguyện viên. Và tổ chức không đòi hỏi yêu cầu đối với các thành viên chính thức và không chính thức.

IETF là gì

Tổ chức IETF hoạt động ra sao?

Thông qua những thông tin tổng quan ở trên đã giúp bạn hiểu được IETF là gì? Bây giờ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem tổ chức này hoạt động như thế nào nhé!

Tổ chức IETF được hình thành với một số lượng lớn các nhóm nghiên cứu: các nhóm làm việc và các nhóm thảo luận không chính thức (BoFs hoặc Birds of a Feather).

IETF phân chia các nhóm nghiên cứu theo từng lĩnh vực như định tuyến, truyền tải, an ninh,…

Mỗi một nhóm nghiên cứu ứng với từng lĩnh vực trên sẽ có một trưởng nhóm được bổ nhiệm cùng với một định hướng và lộ trình rõ ràng về mục tiêu, dự định làm gì, khi nào hoàn thành công việc.

Cũng có thể song song một người có thể đảm nhiệm vị trí trưởng nhóm của nhiều nhóm (được gọi là đồng trưởng nhóm). Sau khi thực hiện nghiên cứu và hoàn thành xong chủ đề được đặt ra thì nhóm đó sẽ giải tán.

Cơ chế quản lý của IETF là gì?

Một năm IETF sẽ tổ chức họp định kì 3 lần.

Các nhóm được quản lý bởi các giám đốc vùng (các AD). Giám đốc vùng đó sẽ đề cử các trưởng nhóm nghiên cứu. Các AD cùng với trưởng IETF tạo thành Nhóm điều khiển kỹ thuật Internet (IESG). Nhóm này chịu toàn bộ trách nhiệm hoạt động của IETF.

IETF được hoạt động chính thức dưới sự bảo trợ của Internet.

Ban kiến trúc Internet (IAB) có trách nhiệm thực hiện giám sát kiến trúc. IAB sẽ xét xử các khiếu nại khi có người phản ánh về sai sót.

Tổng giám đốc vùng cũng là trưởng của IESG, của IETF và một thành viên đương nhiên của IAB.

Những thuật ngữ liên quan đến IETF là gì?

Cùng tìm hiểu thêm về những thuật ngữ liên quan để có cái nhìn đầy đủ nhất về tổ chức IETF.

  • Transmission Control Protocol/Internet Protocol (TCP/IP)
  • Session Announcement Protocol (SAP)
  • Postel’s Prescription
  • Institute of Electrical and Electronics Engineers (IEEE)
  • Local Area Network (LAN)
  • Internet Protocol (IP)
  • Internet Systems Consortium (ISC)
  • International Electrotechnical Commission (IEC)
  • International Organization for Standardization (ISO)
  • Internet Standard (STD)

Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin để giúp bạn hiểu rõ hơn tổ chức IETF là gì? Chúc bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức và những trải nghiệm tuyệt vời cùng MGID Việt Nam.

Leave a Comment